Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn

Con cái luôn là một tài sản vô giá đối với cha mẹ và con cái cũng là sợi dây gắn kết tình cảm của cha mẹ. Tuy nhiên trong cuộc sống vợ chồng luôn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân mâu thuẫn mà nếu không giải quyết được thì việc một các các bên hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu ly hôn là kết cục khó tránh khỏi.

1. Các tình huống tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Từ thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn chúng tôi thường nhận thấy có các trường hợp sau:

Thứ nhất: Trước khi ly hôn, vợ chồng đã có quan điểm thống nhất về việc phân chia tài sản và giao quyền cho người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con. Tuy nhiên không biết vì sao mà khi vụ việc đang được giải quyết tài Tòa án thì một các các bên không công nhận thỏa thuận đó và nhất quyết giành quyền nuôi con.

– Thứ hai: Trước và trong quá trình Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn, vợ chồng đã không thể thỏa thuận về việc ai là người có quyền trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con. Các bên tìm mọi cách để thu thập các bằng chứng chứng minh mình có các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và cũng không bao gồm cả việc thu thập các bằng chứng bất lợi về phía bên kia. Các bằng chứng đó có thể về nơi cư trú ổn định (Nhà đất), thu nhập (lương, thu nhập khác), điều kiện chăm sóc giáo dục ( về tính chất công việc, về thời gian dành cho con..), về nhu cầu của con (con nhỏ, con lớn, con khuyết tật, con trai, con gái..), về môi trường chăm sóc và giáo dục (trường học, bệnh viện), về đạo đức người trực tiếp nuôi dưỡng (như người nuôi dưỡng trong quá khứ có hành vi bạo, ngược đãi trẻ) và mong muốn của con về việc ở cùng ai trong một số trường hợp đặc biệt.

– Thứ ba: Do yêu cầu xin ly hôn nhanh  (ly hôn thuận tình) nên các vấn đề về tài sản và con cái được cha mẹ tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án xem xét. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết một trong các bên cho rằng cha mẹ không thể đạt được thỏa thuận nên đã yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết vấn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn.

2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:

Một sai lầm trong các hiểu và cách nghĩ của đa số cha mẹ đó là: Việc nuôi và chăm sóc con cái là NGHĨA VỤ của Cha mẹ mà không phải là QUYỀN, nếu xét theo khía cạnh về Quyền thì có chăng chỉ có một chút đó là QUYỀN ĐƯỢC TRỰC TIẾP chăm sóc và nuôi dưỡng con mà thôi. Tuy nhiên, điều này xuất phát từ thực tế đó là:

– Về tâm lý chủ quan, một người cha hoặc mẹ nếu không được trực tiếp nuôi con, giáo dục con, chăm sóc hàng ngày họ sẽ có cảm giác hụt hẫng, như thể là mất đi đứa con yêu quý của mình cho dù về mặt pháp lý họ vẫn được quyền thăm con mà người nuôi dưỡng không được quyền ngăn cấm.

– Người trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nhận thức của con. Trên thực tế, tính cách, nhận thức và đạo đức của Con bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố từ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội nhưng điều có sức ảnh hưởng lớn nhất xuất phát từ Người trực tiếp nuôi dưỡng con.

– Theo phong tục tập quán và văn hóa người Việt: Theo đó trong một gia đình, người con trai thường được giao nghĩa vụ thờ cùng ông bà tổ tiên, vì vậy đối với những trường hợp vợ chồng chỉ có một con là con trai thì người cha và gia đình nội thường có xu hướng giành quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con.

– Người mẹ, là người mang nặng đẻ đau, là người chăm sóc gần gũi con nên nếu phải xa con thì đa số không ai có thể chấp nhận cho dù họ xét về các điều kiện kinh tế, thu nhập, chỗ ở là không đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con một cách tốt nhất.

– Và có một nguyên nhân nữa đó là: Nhiều bậc cha mẹ muốn dùng sử dụng việc tranh chấp quyền nuôi con làm cái cớ để thỏa thuận các vấn đề khác khi ly hôn như phân chia tài sản, nghĩa vụ trả nợ hoặc đôi khi việc giành quyền nuôi con chỉ để thỏa mãn cái tôi cá nhân của Cha hoặc Mẹ nhằm thể hiện uy tín hoặc mong sự nển trọng của mọi người. Nhưng thực tế, có người không có điều kiện về thời gian để trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng vì họ quá bận với các công việc, hoặc do tâm lý hậu ly hôn họ thường tỏ ra chán nản, bê chễ nên không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trong trường hợp này người con là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Xem thêm hướng dẫn chi tiết giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn tại đây

3. Các quy định của pháp luật về Quyền nuôi con khi ly hôn:

Quyền nuôi con khi ly hô được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Quy định cụ thể tại Điều 81 như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, quyền trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái của cha, mẹ chỉ được áp dụng trong những trường hợp con chưa thành niên hoặc Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hay con không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.

Pháp luật dân sự nói chung và Luật Hôn nhân gia đình nói riêng luôn tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của vợ, chồng về người có quyền trực tiếp nuôi con. Và chỉ trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được với nhau về người có quyền trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con

Có 2 trường hợp đặc biệt đó là:

+ Nếu con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ sẽ được quyền Ưu Tiên chăm sóc nuôi dưỡng điều này xuất phát từ chính nhu cầu của con tại thời điểm này rất cần sự chăm sóc của người mẹ. Tuy nhiên đây chỉ là Ưu tiên mà không phải là quy định mang tính nguyên tắc, bắt buộc vì Tòa án phải tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận  của cha mẹ và xem xét các điều kiện chăm sóc con hiện tại của người mẹ để đảm bảo phù hợp với lợi ích của con.

+ Nếu Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án phải xem xét đến mong muồn và nguyện vọng của con về việc muốn ở với ai, ai là người trực tiếp nuôi dưỡng mình. Tại thời điểm này trẻ có nhận thức và có những cảm xúc về tình cảm với cha, mẹ và việc giao trẻ cho người mà trẻ mong muốn là một điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục con sau này.

4. Thay đổi Quyền nuôi con sau ly hôn có thay đổi được không:

Quyền trực tiếp nuôi con không phải là bất biến mà có thể thay đổi. Theo đó Cha, mẹm người thân thích hoặc các Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

5. Các quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con:

– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Thỏa thuận hoặc theo quy định của Bản án/Quyết định của Tòa án về nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà người nuôi dưỡng hoặc người thân thích hay bất kỳ ai không ai được cản trở.

– Nếu lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của Người không trực tiếp nuôi con.

Như vậy, dù không được trực tiếp nuôi dạy con nhưng cha hoặc mẹ vẫn có những quyền, nghĩa vụ cơ bản thể hiện quyền và trách nhiệm giữa Cha mẹ và con.

6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết cấp sơ thẩm các tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn và sau ly hôn.

7. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:

Một điều đặc biệt trong ly hôn đó là tâm lý không ổn định của vợ chồng, đặc biệt khi phải tham gia vào quá trình tố tụng khá phức tạp tại Tòa án hiện này thì vợ chồng thường có những quyết định giải quyết vội vàng, không thấu đáo và chỉ khi đã giải quyết xong ngồi ngẫm lại thì lại hối hận và luôn tìm câu trả lời cho các quyết định vội vàng đó.

Từ kinh nghiệm tư vấn và tham gia giải quyết rất nhiều vụ việc tranh chấp về ly hôn và giành quyền nuôi con sau ly hôn. Chúng tôi mong Quý vị thật bình tĩnh, tỉnh táo khi suy nghĩ trước khi nộp đơn ly hôn hay trước khi quyết định một vấn đề nào đó liên quan đến quan hệ vợ chồng, con cái và các vấn đề tài sản. Hãy tự đọc, tự tìm hiểu pháp luật hôn nhân hoặc tốt nhất là tìm kiếm cho mình một luật sư tư vấn giải thích các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để biết được phạm vi quyền cũng như các nghĩa vụ của mình.

Về Chúng tôi, Văn phòng luật sư Bạch Minh đã có kinh nghiệm tư vấn và tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp về ly hôn, về tài sản và các tranh chấp về giành quyền nuôi con. Quý vị sẽ được Luật sư tư vấn về căn cứ, trình tự thủ tục ly hôn, về quyền phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và các căn cứ để Quý vị cần thu thập, tạo lập để giành quyền nuôi con khi ly hôn. Luật sư  của chúng tôi sẽ đại diện cho Quý vị nộp đơn hoặc tham gia phiên tòa xét xử.

Mọi yêu cầu tư vấn liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con xin liên hệ 


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay