Ly hôn và Quyền ly hôn

Tại Chuyên mục Tư vấn và giải đáp pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn và giải đáp pháp luật các vấn đề sau:

1. Ly hôn là gì?

2. Ly thân là gì? giữa Ly hôn với Ly thân giống và khác nhau thế nào?

3. Những ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn?

4. Chồng không được đơn phương ly hôn với vợ trong các trường hợp nào?

5. Sự khác nhau trong việc giải quyết Ly hôn thuận tình và Ly hôn đơn phương?

6. Các điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên

7. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về ly hôn như:

7.1 Vợ chồng có được Ủy quyền cho người khác giải quyết ly hôn không?

Trả lời:

Trong trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn thì không được Ủy quyền cho người khác giải quyết ly hôn vì theo Bộ luật dân sự ly hôn là quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích của bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; và- Người thân của họ là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người thân thích của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong các trường hợp này cha mẹ là người đại diện.

7.2 Nam nữ sống chung như vợ chồng có ly hôn được không?

Trả lời:

Trước đây, Nghị quyết số 35/2000 của Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn về hôn nhân thực tế: Là các trường hợp Nam, nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 tuân thủ các điều kiện kết hôn thì được công nhận quan hệ hôn nhân từ thời điểm họ chung sống.

Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Vì vậy, nếu nam nữ chung như vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng giữa các bên. Trong trường hợp các bên có yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến con chung và tài sản chung, công nợ chung thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. (Điều 15 ; 16 Luật Hôn nhân và gia đình)

7.3 Vợ chồng là Công dân Việt Nam nhưng chỉ đăng ký kết hôn ở nước ngoài, nhưng đã về Việt Nam sinh sống, nay muốn ly hôn thì Tòa án Việt Nam có giải quyết không?

Trả lời:

Theo luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định này thì không có giá trị pháp lý.

Tại Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch quy định: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Do đó, có 2 trường hợp:

– Nếu các bên đã thực hiện việc ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì Tòa án Việt Nam sẽ giải quyết ly hôn theo quy định chung. Ngược lại

– Nếu các bên chưa thực hiện thủ tục ghi chú việc kết hôn thì Pháp luật Việt Nam sẽ không sẽ không công nhận là quan hệ hôn nhân và sẽ không giải quyết thủ tục ly hôn cho vợ chồng bạn tại Việt Nam.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay